Những yếu tố cần xác định trước khi thành lập doanh nghiệp – Phần 1

Hiện nay nhu cầu thành lập doanh nghiệp, công ty và hiện thực ra đời của các doanh nghiệp, công ty là vô cùng lớn. Việc thành lập và cho ra đời các doanh nghiệp, công ty để hiện thực hóa ước mơ, ý tưởng kinh doanh của mình là điều vô cùng quan trọng và cũng khá mạo hiểm nếu bạn chưa hề có trong tay kinh nghiệm kinh doanh.

Tuy nhiên dù sao ý định này vẫn luôn đáng được khích lệ, động viên và hỗ trợ từ cả xã hội. Đó là lý do chúng tôi mong muốn được liệt kê cho các bạn – những người lần đầu thành lập doanh nghiệp – những điều cơ bản và quan trọng cần biết trong lĩnh vực pháp lý trước khi chính thức hoạt động kinh doanh. Khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, các bạn cần xác định rõ các yếu tố sau:

Thứ nhất, chính là điều kiện về chủ thể để thành lập 1 doanh nghiệp/ công ty tại Việt Nam. Ở đây, các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như: CMND/ Hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân. Bạn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đồng thời không thuộc 1 trong các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp được Pháp luật quy định rõ như các công chức, viên chức…

 

 

Thứ hai, các bạn phải xác định rõ những thành viên hoặc cổ đông góp vốn hoặc có thể sẽ tự đầu tư cho doanh nghiệp của mình trong tương lai. Đây là điều cực kỳ quan trọng vì những thành viên và cổ đông góp vốn đó đều là người có vai trò quyết định lớn đến  sự tồn tại, phát triển và thậm chí là giải thể doanh nghiệp của bạn. Điều quan trọng giúp 1 công ty luôn lớn mạnh là phải tập hợp được những thành viên, những cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm và lý tưởng lại. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công của công ty và ngược lại.

 

Thứ ba, các bạn cần quan tâm đến loại hình doanh nghiệp mình có ý định thành lập. Các bạn nên dựa theo số lượng người tham gia góp vốn để chọn cho mình 1 loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Hiện nay ở nước ta có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất để các bạn có thể chọn lựa như:

– Doanh nghiệp tư nhân: Loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân đứng lên làm chủ. Loại hình này thường có tính rủi ro về mặt pháp lý khá cao nên xuất hiện khá ít.

– Công ty TNHH một thành viên: Đây là công ty có 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức đứng lên làm chủ.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Đây là công ty bao gồm 2 cá nhân hoặc tổ chức (không lớn hơn 50 cá nhân/ tổ chức) đứng lên làm chủ, có thể thuê hoặc mướn đại diện

pháp luật.

– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần sẽ do 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên đứng đầu.

Các loại hình doanh nghiệp kể trên đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi hoạt động ổn định được 1 thời gian, các bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi sang loại hình khác sao cho phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *