Những yếu tố cần xác định trước khi thành lập doanh nghiệp – Phần 2

Thứ tư, lưu ý đến việc đặt tên cho doanh nghiệp Theo quy định, tên của doanh nghiệp cần phải viết được bằng tiếng Việt (có thể đi kèm chữ số hoặc ký hiệu), phải phát âm được, đồng thời phải có ít nhất hai thành tố bao gồm: Loại hình doanh nghiệp Tên riêng.

Để tránh trùng lặp tên của mình với tên của các doanh nghiệp khác đã hoạt động, các doanh nghiệp mới lập thường có xu hướng đặt tên dài hơn (tên có từ  3 – 4 chữ) hoặc đặt tên bằng các chữ cái (có thể ghép thêm tiếng Anh).

Thứ năm, chủ doanh nghiệp được quên những quy định rõ của pháp luật về địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp. Điều 43 – Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ: Trụ sở thành lập doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp và phải được xác định gồm: Số nhà – tên đường – tên phường/ xã/ thị trấn – tên quận/ huyện/ thị xã/ TP trực thuộc tỉnh – tỉnh/ TP trực thuộc trung ương.

Nếu doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở tại nơi chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường, bạn phải xin được giấy xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường. Loại giấy này sẽ được nộp kèm với hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Còn nếu các bạn chưa sở hữu địa chỉ nào mà có ý định  đi thuê để làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà thì bạn hãy cẩn thận hơn bằng cách kiểm tra xem giấy tờ của căn hộ đó có chức năng làm văn phòng/ thương mại hay không rồi mới tiến hành ký hợp đồng thuê nhé.

Thứ 6, xác định rõ ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào không nằm trong vòng cấm của pháp luật, sau đó sẽ được phép hoạt động khi đã hoàn thành hết các thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan Đăng ký kinh doanh. Các bạn cần liệt kê cho mình tất cả các lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh 1 cách chi tiết và cụ thể thì càng tốt, sau đó hãy dành thời gian lựa chọn và đăng ký sao cho phù hợp nhất nhé.

Thứ bảy, người đại diện theo pháp luật. Đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần, bạn có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ của công ty sẽ có  quy định rõ, cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật. Đại diện theo pháp luật ở đây sẽ là Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch,…- Những người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *